BỔ SUNG VỐN TÀI LIỆU CHO
THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THỌ:
1. Những quan điểm về công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện trường
tiểu học Long Thọ:
Công
tác bổ sung là bổ sung vốn tài liệu
trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư
tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng được nhu
cầu đọc và thông tin của người dùng chính thư viện đó và của xã hội. Chất lượng
vốn tài liệu của thư viện sẽ bị giảm sút, khi không được bổ sung thường xuyên
và có kế họach, nếu không bổ sung thường xuyên và lâu dài, thì vốn sách sẽ
nghèo nàn và cạn dần dẫn tới việc thư
viện phải đóng cửa .Công tác bổ sung vốn tài liệu phải thực hiện theo 3 nguyên
tắc:
* Nguyên tắc tính đảng: Là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc chỉ
đạo trong công tác bổ sung vốn tài liệu của các thư viện Việt Nam . Nguyên tắc tính đảng là phải quán triệt tính đảng trong công tác
bổ sung vốn sách báo nghĩa là phải theo
quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, để nghiên cứu, đánh giá nội dung
tư tưởng và giá trị khoa học của mỗi cuốn sách, tài liệu mà từ đó lựa chọn đưa
vào thư viện những sách, báo, tài liệu phục vụ đúng mục tiêu đào tạo của nhà
trường, thiết thực đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. Nội dung tư tưởng mỗi
cuốn sách của thư viện phải là một yếu tố bảo đảm cho nhà trường luôn luôn đi
đúng quỹ đạo giáo dục xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho nhà trường là một trung tâm
văn hóa, giáo dục của Đảng.
* Nguyên tắc có kế họach: Muốn bổ sung vốn tài liệu sát đúng với yêu cầu
giảng dạy và học tập, công tác bổ sung vốn sách, báo phải có kế họach khoa học.
Phù hợp với các nội dung sau:
a/
Kế họach bổ sung vốn sách, báo phải quán
triệt mục tiêu đào tạo, nội dung giáo
dục và phương hướng phát triển giáo dục: Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ
thông là:“Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho
đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của người Việt
Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta, hết lòng lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc”( Trích nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách
giáo dục. NXB Giáo dục . H., 1970 . tr . 12) .Mục tiêu đó quy định nội dung và
phương pháp đào tạo của nhà trường đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ và
nội dung kho sách của thư viện. Kế họach này cần phải quán triệt yêu cầu giáo
dục gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.Thư viện phải có
những tài liệu cũa địa phương xuất bản, hoặc viết về địa phương đó, giúp các em
hiểu biết về được truyền thống, đặc điểm tình hình địa lý, một số vấn đề kinh
tế và xã hội, sự phát triển giáo dục của địa phương mình.
b /
Kế họach bổ sung vốn sách, báo phải phù
hợp với số kinh phí được cấp: Xét theo quan điểm giáo dục với kinh tế với chính
trị thì bổ sung vốn sách, báo một cách hiệu quả nhất là với số lượng kinh phí
được cấp làm thỏa mãn một cách cao nhất nhu cầu của người đọc.
c /
Nắm vững kế hoạch xuất bản, phát hành sách từng năm học: Bổ sung sách, báo cho
thư viện phải tiến hành kịp thời liên tục. Cán bộ thư viện phải thường xuyên
theo dõi kế họach xuất bản, phát hành thông qua mục lục giới thiệu sách mới,
bản hướng dẫn đặt sách của nhà xuất bản
Giáo dục và các nhà xuất bản khác để xây dựng
kế họach bổ sung cụ thể.
* Nguyên tắc bổ sung vốn sách, báo phù hợp đặc điểm, tính chất và nhiệm
vụ của thư viện trường phổ thông: Kho sách là cơ sở vật chất bảo đảm mọi họat
động nghiệp vụ của thư viện.Vì vậy sách được mua cho thư viện trường phổ thông
phải“ phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo, chức năng và nhiệm vụ của nhà
trường“ (quy chế tổ chức và họat thư viện trường phổ thông). Kho sách thư viện
trường phổ thông phải có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc. Phải căn
cứ vào nội dung chương trình dạy và học của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu đọc
sách của giáo viên và học sinh mà tiến hành lựa chọn, đưa sách vào thư viện.
Đây cũng là căn cứ để xác định số lượng bản thích hợp để bổ sung vào thư viện.
Những cuốn sách phục vụ trực tiếp chương trình học của học sinh thì cần nhiều
bản, ngược lại những cuốn chỉ phục vụ riêng cho đối tượng là giáo viên thì số
bản ít hơn.
2. Tình hình bổ sung vốn tài liệu ở thư viện trường tiểu học Long Thọ:
Việc
đầu tư kinh phí cho công tác bổ sung vốn tài liệu ở các thư viện trường phổ
thông trong tỉnh nói chung và các trường
tiểu học trong địa bàn huyện Nhơn Trạch nói riêng trong những năm vừa qua được
thực hiện theo một khuôn mẫu định sẵn, mang tính chủ quan từ phía cơ quan quãn
lý cấp trên là không cấp trực tiếp kinh phí cho các thư viện trường học, để phụ
trách thư viện lên kế họach bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường, trái lại
công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện lại phụ thuộc Phòng giáo dục và công
ty sách . Điển hình Công ty sách và thiết bị trường học tỉnh Đồng Nai phân phối
các đầu sách như sách giáo khoa, sách
nghiệp vụ, sách tham khảo cho các trường học trên địa bàn huyện Nhơn Trạch thay
cho nguồn kinh phí cấp bằng tiền. Sự bất hợp lý của phương thức này ở chỗ là
không bổ sung vốn tài liệu kịp thời sát với vốn tài liệu riêng của từng thư
viện, trong khi các lọai hình tài liệu và nguồn tin tăng theo cấp số nhân .Mặt
khác, nội dung và số lượng tài liệu mỗi lần công ty sách và thiết bị trường học
phân phối, đầu tư cho các thư viện trường tiểu học luôn giống nhau dẫn đến
nhiều sự bất cập, trong khi thư viện cần có những tài liệu thiết thực phục vụ
việc giảng dạy ,phục vụ các ngày lễ lớn các ngày kỹ niệm thì lại không được bổ
sung, trái lại các tài liệu chưa thật cần đến thì lại được bổ sung vào thư viện.
Đó cũng là lý do các thư viện trường tiểu học
trong địa bàn huyện không liên
kết với nhau được (vì vốn tài liệu ở các
thư viện đều giống nhau).
Kinh phí dành cho bổ sung vốn tài liệu của thư viện chỉ
tập trung vào một nguồn duy nhất là do ngân sách nhà nước cấp theo thông
tư số 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên
bộ tài chánh -Giáo dục và đào tạo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét